top of page
Ảnh của tác giảHuynh Nhat Trinh

Vai Trò Của Chuyên Gia Tư Vấn Trong Thương Vụ M&A

Đã cập nhật: 20 thg 2, 2023

Các chuyên gia tư vấn M&A đóng một vai trò rất lớn trong việc thành bại của các thương vụ, đặc biệt là các thương vụ phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên tư vấn khác như Pháp lý, Kiểm toán.


I. VAI TRÒ CỦA M&A TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP


Để hiểu rõ về vai trò của M&A trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế, chúng ta sẽ cùng điểm lại các làn sóng M&A trong lịch sử kinh tế thế giới và phân tích các làn sóng này đã thay đổi đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời kỳ này cũng như nền kinh tế như thế nào.


Làn sóng thứ nhất (1893-1904): M&A được biết đến lần đầu tiên gắn liền với những nhà tài phiệt như JP Morgan, Rockefeller khi đứng đằng sau hàng loạt các thương vụ Mua bán sáp nhập công ty đối thủ (Horizontal Integration) để tạo ra vị thế độc quyền thị trường và định hình lại ngành sản xuất của kinh tế Mỹ. Cụ thể, thương vụ M&A đầu tiên được thực hiện bởi JP Morgan vào năm 1891 đó là thương vụ sáp nhập giữa Edison General Electric và Thomson-Houston Electric Company để thành lập tập đoàn General Electric (GE) thống trị gần như toàn bộ ngành Điện của Mỹ tại thời điểm đó. Một thương vụ đình đám nữa cũng được dẫn dắt bởi JP Morgan vào năm 1901 khi tập đoàn Federal Steel Company tiến hành sáp nhập với Carnegie Steel Company để thành lập ra tập đoàn United States Steel Corporation gần như thống lĩnh thị trường toàn bộ thị trường Thép. Đáng chú ý, United States Steel Corporation là công ty đầu tiên có mức vốn hóa vượt 1 tỷ USD trên thế giới.


Bên cạnh JP Morgan, ông trùm dầu mỏ Rockefeller cũng được biết đến với việc đưa Standard Oil Company of New Jersey trở thành tập đoàn dầu mỏ độc quyền thông qua hàng loạt các thương vụ Mua bán sáp nhập các đối thủ và doanh nghiệp nhỏ hơn. Đến năm 1911, Standard Oil đã bị chính phủ Mỹ buộc phải chia ra làm 34 công ty nhỏ hơn để phá vỡ thế độc quyền của tập đoàn này.


Vào năm 1890, đạo luật chống độc quyền "Sherman Antitrust Act" được thông qua và sự việc Standard Oil Company bị buộc phải chia ra làm 34 công ty nhỏ hơn để phá vỡ thế độc quyền đã chấm dứt làn sóng M&A thứ nhất này.


Làn sóng thứ hai (1919-1929): Sau khi làn sóng thứ nhất chấm dứt, việc độc quyền của một công ty duy nhất trong một ngành nào đó (Monopoly) đã không còn. Tuy vậy, làn sóng thứ hai tiếp tục diễn ra trong bối cảnh các công nhỏ đã sống sót trong làn sóng thứ nhất tiếp tục sáp nhập hợp nhất lại với nhau để đạt ở lợi ích ở quy mô lớn hơn (Economic scales), điều này giúp kiến tạo ra thời kỳ độc quyền nhóm (Oligopolies) khi một nhóm công ty gần như thống lĩnh toàn bộ thị trường. Các hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ ở các ngành Thực phẩm, Giấy, In ấn và Kim loại nặng.


Bên cạnh các giao dịch sáp nhập hợp nhất theo chiều ngang (Horizontal Integration) thì các công ty đã bắt đầu thực hiện các thương vụ M&A theo chiều dọc (Vertical Integration) để cải thiện năng suất và chi phí, thay vì đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu. Các thương vụ trong thời gian này chủ yếu là thâu tóm các nhà cung cấp nguyên vật liệu (Upstream) hoặc các nhà phân phối sản phẩm (Downstream) trong cùng một chuỗi giá trị (Value chain). Các tay chơi nổi bật nhất trong thời gian này không thể không kể đến tập đoàn xe hơi Ford khi công ty này giới thiệu thành công mẫu xe Modern T ra công chúng, và sau đó là hàng loạt các nhà máy ở các nước được thành lập để thực hiện tiết giảm chi phí và hạ giá thành của sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty sản xuất xe hơi FIAT của Ý cũng là một trong những đối thủ thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm để cạnh tranh với tập đoàn Ford.


Làn sóng thứ hai được cho là diễn ra ở quy mô nhỏ hơn làn sóng thứ nhất và kết thúc khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế diễn ra vào năm 1929 đã khiến cho các doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn và nhu cầu tiêu thụ sụt giảm mạnh.


Làn sóng thứ ba (1955-1970): Làn sóng thứ ba diễn ra trong bối cảnh học thuyết đa dạng hóa (Diversification) lên ngôi. Theo học thuyết này, việc đa dạng ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động sẽ khiến cho rủi ro được giảm xuống khi nguồn thu nhập của công ty sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau, và sự sụt giảm của lĩnh vực này sẽ được bù đắp bởi sự tăng trưởng của lĩnh vực khác. Theo đó, các thương vụ M&A trong giai đoạn này đã kiến tạo nên các tập đoàn đa ngành nghề (Conglomerates). Tập đoàn General Electric là một ví dụ điển hình về khi ngoài kinh doanh chính là các sản phẩm về điện, thì tập đoàn này còn tham vào lĩnh vực sức khỏe.


Làn sóng này kết thúc vào cuối năm 1970 khi giá dầu sụt giảm mạnh khiến cho kinh tế bắt đầu suy yếu và khủng hoảng kinh tế bắt đầu diễn ra.


Làn sóng thứ tư (1974-1989): Làn sóng này diễn ra gắn liền với các thương vụ thâu tóm không thân thiện (Hostile takeover) khi những nhà đầu tư thôn tính nắm lấy quyền kiểm soát của công ty mà không được sự ủng hộ của các cổ đông hiện tại và ban quản lý công ty. Động lực đằng sau các thương vụ này đó là sự thất bại của các thương vụ mang tính đa dạng hóa của các tập đoàn đã dẫn đến việc các nhà đầu tư thôn tính xúc tiến các thương vụ M&A để tham gia điều hành và loại bỏ sự hiệu quả trong các thương vụ. Ngoài ra, các mục tiêu bị mua lại cũng là các công ty nằm trong danh mục đa dạng hóa của các tập đoàn sau một khoản thời gian hoạt động không hiệu quả.


Làn sóng thứ năm (1993-2000): Làn sóng diễn ra trong bối cảnh chính sách toàn cầu hóa đã lan tỏa mạnh đến nhiều quốc gia và các thương vụ M&A xuyên biên giới (Cross Border Transaction) được thực hiện trong khoảng thời gian này. Các thương vụ đáng chú ý trong thời gian này đó là UK’s Vodafone AirTouch thực hiện thâu tóm Germany’s Telephone và công ty Internet Mannesman vào năm 1999


Làn sóng thứ sáu (2003-2008): Làn sóng này chứng kiến các thương vụ mua bán sáp nhập bằng cách sử dụng các đòn bẩy vay nợ (LBO) khi thị trường trái phiếu cho các loại trái phiếu rác (Junk bond) trở nên phát triển mạnh. Và trong giai đoạn này cũng chứng kiến việc các cổ đông tham gia mạnh mẽ hơn vào việc tham gia quản lý và điều hành công ty chứ không chỉ là các nhà đầu tư đơn thuần như trước đây.


Như vậy, có thể hoạt động M&A gắn liền với sự thay đổi luật pháp, thị trường vốn và sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế theo các thời kỳ khác nhau.


II. VAI TRÒ CỦA CÁC CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRONG CÁC THƯƠNG VỤ M&A


Như phân tíchcác làn sóng M&A, thì có thể thấy làn sóng đầu tiên được kích hoạt bởi Banker (or Financier) JP Morgan. Theo đuổi triết lý "triệt tiêu sự cạnh cạnh tranh" và với "uy tín" của mình, JP Morgan đã huy động được một lượng rất lớn tiền để thực hiện các thương vụ M&A khủng tại thời điểm đó và góp phần kiến tạo nên các tập đoàn như United States Steel Corporation, General Electric và International Harvester Corporation. Thêm vào đó, kể từ làn sóng thứ 4 trở đi, các giao dịch bắt đầu được tài trợ bởi lượng lớn vốn đến từ các Ngân hàng đầu tư, theo đó quy mô các giao dịch đã trở nên lớn dần với quy mô lên đến hàng tỷ USD, đặc biệt là các giao dịch được tài trợ bởi phần lớn bằng nợ vay (LBO). Do đó, vai trò của các chuyên gia tư vấn (Investment banker) trong các giao dịch M&A có thể tóm tắt như sau:

Đối với các thương vụ mà Bên mua cần thu xếp vốn, các chuyên gia tư vấn M&A còn có thể hỗ trợ để để giúp các doanh nghiệp huy động nguồn lực tài chính để tài trợ cho thương vụ.


III. CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỐI VỚI MỘT CHUYÊN GIA TƯ VẤN M&A


Để thực hiện tốt vai trò của một chuyên gia tư vấn M&A thì đòi hỏi các chuyên gia phải có một lượng kiến thức lớn lẫn kinh nghiệm về phân tích tài chính, đầu tư và luật pháp. Thêm vào đó, các chuyên gia còn phải sử dụng các kỹ năng này một cách thành thục, nhuần nhuyễn để có thể đưa ra những tư vấn có lợi nhất cho khách hàng.

  1. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (Equity Valuation)

  2. Định giá trái phiếu (Fixed Income Valuation)

  3. Định giá các công cụ phái sinh (Derivatives Valuation)

  4. Phân tích báo cáo tài chính và lập mô hình tài chính (Financial Modeling)

  5. Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)

  6. Kinh tế học (Economics)

  7. Luật doanh nghiệp, luật chứng khoán (Enterprise Law, Securities Law)

Phần lớn những yêu cầu trên (ngoại trừ Luật) là kiến thức nền tảng và có trong các chương trình đào tạo như CFA, CPA và ACCA. Do đó, hầu hết các Ngân hàng đầu tư đều ưu tiên tuyển các bạn ứng viên đã có vượt qua các kỳ thi này ở bất kỳ cấp độ nào. Tuy nhiên, lưu ý những kiến thức này chỉ là kiến thức cơ bản nền tảng để có đủ khả năng thực hiện các nghiệp vụ trong thực tế.


Nếu các bạn thấy bài viết của tác giả trên Blog Trên Đỉnh Phố Wall hữu ích, vui lòng để lại một like, share và comment. Điều này sẽ khuyến khích tác giả viết thêm những bài viết về M&A và Đầu tư trong thời gian sắp tới.


Author (Tác giả)

Huỳnh Nhật Trình

Founder, Blog Trên Đỉnh Phố Wall

Thông tin tác giả xem thêm tại đây


2.087 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page